Tìm hiểu về nguồn phantom cho micro condenser
Nguồn Phantom 48V là một thuật ngữ rất hay gặp đối với người sử dụng thiết bị âm thanh, đặc biệt là đối với các loại mixer, soundcard… Nhưng với những người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực thiết bị âm thanh thì đây được xem là một khái niệm khá mới, thậm chí là không hiểu nó là gì. Bài viết này sẽ chia sẻ về thuật ngữ này, qua đó giúp các bạn tìm hiểu về nguồn Phantom cho micro condenser.
Nguồn Phantom 48V dùng để hỗ trợ sử dụng các loại micro condenser, vì thế trước khi tìm hiểu về nó chúng ta cần điểm qua khái niệm về micro condenser và nó có khác gì so với các loại micro bình thường hay không?
Công tắc bật/tắt nguồn Phantom trên một loại soundcard
1. Phân loại micro
Đối với những ai không biết gì về lĩnh vực thiết bị âm thanh, khi đi mua micro chỉ cần mua loại nào nói kêu và hát nghe rõ ràng là đạt tiêu chuẩn, có thể mua về để nói hoặc hát karaoke tại nhà. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà sản xuất đã phân chia sẵn các loại micro dành cho từng nhu cầu như micro để nói, hát karaoke, thu âm… Chọn đúng loại micro sẽ giúp bạn thu được chất lượng âm thanh tốt nhất.
Hiện nay trên thị trường bao gồm 3 loại micro phổ biến, được phân loại dựa trên cấu tạo: micro dynamic (micro điện động), micro condenser (micro tụ), micro ribbon. Tuy nhiên được sử dụng phổ biến nhất là 2 loại micro đầu tiên, chính vì thế bài viết này mình chỉ giới thiệu cho các bạn về 2 loại này.
+ Micro dynamic: Đây là loại micro được sử dụng nhiều nhất trong cả 3 loại, với mức giá thành rẻ cùng hiệu quả tương đối cao, phù hợp cho nhiều mục đích khác nhau. Micro dynamic hoạt động bằng nguyên lý cảm ứng điện từ. Các loại micro trong các dịch vụ karaoke hiện nay hầu hết là micro dynamic, tuy nhiên thì trong một số hệ thống thu âm vẫn sử dụng các loại micro dynamic thiết kế dành riêng cho nhu cầu thu âm.
Cấu tạo bên trong micro dynamic
Điểm mạnh: micro dynamic có cường độ rộng, độ bền rất tốt và dễ thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ, không cần cung cấp nguồn điện để hoạt động, nhỏ gọn.
Điểm yếu: có đáp tần yếu khi tần số vượt ngưỡng 10 kHz.
+ Micro condenser: micro dạng tụ, màng của chúng hoạt động như một cái mảng tụ điện và khi các âm thanh tác động lên màng thu sẽ tạo nên các rung động, màng rung sẽ chuyển hóa các rung động âm thanh đấy thành các tín hiệu âm thanh. Loại micro này có độ nhạy rất cao và bắt âm thanh chính xác, thích hợp cho thu các dạng tín hiệu mềm như giọng hát, guitar thùng…nên dòng micro này được các phòng thu âm sử dụng
Cấu tạo bên trong micro condenser
Điểm mạnh: có đáp tần rất ấn tượng đối với các tần số cao và cũng có thể có đáp tần rất tốt đối với các tần số thấp.
Điểm yếu: giá cả từ trung bình đến cao, đòi hỏi phải cung cấp nguồn điện 48V, có thể có kích thước lớn; hai microphone của cùng một hãng có thể nghe hoàn toàn khác nhau, môi trường và nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
2. Nguồn Phantom cho micro condenser
Nguồn phantom ra đời với mục đích cung cấp nguồn điện cho micro condenser hoạt động. Loại nguồn này thường được tích hợp sẵn trên mixer hoặc các loại soundcard. Khi người dùng cắm các loại micro condenser vào, để chúng hoạt động thì cần bật công tắc nguồn Phantom lên thì mới có thể sử dụng.
Cấu tạo nguồn Phantom của mixer hoặc soundcard
Tùy vào loại mixer mà thiết kế nguồn Phantom cũng khác nhau, có những loại mixer được thiết kế riêng từng nút bật/tắt nguồn cho mỗi đường tín hiệu (line) mixer riêng biệt, người dùng muốn sử dụng micro ở đường tín hiệu nào chỉ cần bật công tắc của đường tín hiệu ấy lên. Tuy nhiên ở một số loại mixer giá trị thấp, nút bật/tắt này được sử dụng chung cho 2-3 đường tín hiệu, thậm chí có loại mixer chỉ gồm 1 nút bật/tắt cho tất cả các đường tín hiệu. Cũng vì điều này mà đôi lúc khi sử dụng các nhiều micro (cả micro dynamic lẫn condenser) trên một loại mixer đang bật công tắc nguồn 48V cho tất cả đường tín hiệu, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cả bộ dàn, thậm chí là hư hỏng các thiết bị. Chính vì thế lời khuyên cho bạn là chỉ bật công tắc này khi sử dụng micro condenser, và tắt ngay khi sử dụng xong để đảm bảo an toàn tối đa.
Đó là những nét cơ bản nhất về các loại micro trên thị trường hiện nay, cũng như nguồn Phantom 48V dành cho micro condenser mà người mới bước vào lĩnh vực thiết bị âm thanh chưa hiểu rõ về nó. Hy vọng bài viết đã mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn.
(sưu tầm)
Bài viết tương tự
Lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo
Chuyên tư vấn giải pháp, lắp đặt thi công, hệ thống âm thanh phân xưởng, âm thanh công cộng, âm thanh thông báo chuyên nghiệp. - Với nhiều năm kinh nghiệ..
Nguyên lý hoạt động của bộ phân tần Crossover – P.1
Hầu hết các hệ thống loa truyền thống đều có bộ phân tần (crossover) để đảm bảo mỗi củ loa chỉ hoạt động trong khoảng tần số phù hợp mà chúng được thiết kế. B..
Nguyên lý hoạt động của bộ phân tần Crossover – P.2
Trong bài viết trước, chúng ta đã phần nào biết được ý nghĩa của mạch phân tần là như thế nào và sự so sánh sơ bộ giữa mạch phân tần chủ động và thụ động. Tuy..