Sự thật về nguồn fsp ge 500W - có đáng để mua với giá gần 250.000 đ
Mượn bài test bên VOZ http://vozforums.com/showthread.php?t=3180884
Con nguồn vừa được gửi từ VN sang, được ông anh họ mua với giá 250k.
(Ảnh 1)
Thông tin cơ bản xem tại http://powerlab.vn/2012/07/fsp-ge-50...-nguon-noname/
(Ảnh 2) Thông tin trên nhãn mác
Tuy nhiên con ge-500 mình nhận được lại hơi khác con của anh SUSU ở cái mác: không có phần ghi thông tin về công suất tối đa và peak (ảnh 2), còn lại giống hệt.
(Ảnh 3) Các dây dẫn và độ dài
Với mức công suất 230W thì không nên trông chờ gì hơn về số lượng đầu cắm (3 sata, 1 molex 4pin, 1 FDD), tuy nhiên các ổ cứng và ổ đĩa ata sẽ gặp vấn đề nho nhỏ vì chỉ có 1 đầu cắm molex 4pin (Ảnh 3). Độ dài vừa đủ cho case micro và mid tower loại nguồn trên. Dây +12V cho CPU (thậm chí cả dây 24pin) không đủ dài cho case mid tower nguồn dưới.
Các lỗ hút gió vào rất ít và hội tụ vào 2 chỗ nóng nhất: 2 con MOSFET và 3 con diode, chắc cũng vì vậy và là linh kiện mới nên chỉ cần 2 phiến nhôm mỏng không cần các lá xòe ra để tản nhiệt.
(Ảnh 4a)
(Ảnh 4b) Toàn bộ nội tạng
Mạch in 1 mặt được kết hợp vơi các linh kiện SMD ở mặt dưới, có 1 mạch lọc cao tần EMI trên board, không có mạch PFC nên nguồn khá thoáng và nhẹ (Ảnh 4a-4b).
Diode cầu GBU406 chịu được 4A ở mức nhiệt độ 100°C tương đương 880VA (Ảnh 6) (tuy nhiên có fan thì sẽ chịu được dòng cao hơn).
Tụ lọc DC 320V của CapXon: 120uF (hơi thấp) - 400V - 85°C (Ảnh 5)
(Ảnh 5)
(Ảnh 6)
Không giống mấy con noname dùng transistor, GE-500 được chơi 2 con MOSFET KHB5D0N50F với dòng Source-Drain ở chế độ xung là 20A, tản nhiệt chỉ là 1 phiến nhôm nhỏ. (Ảnh 4a - 7)
(Ảnh 7)
3 con diode lười không muốn gỡ ra nên chẳng đọc được nó là con gì, chịu được bao nhiêu A...
Cạnh 3 con diode này là termistor cảm biến nhiệt cho mạch điều khiên FAN, xác nhận là mạch này có hoạt động nhưng fan vẫn hơi ồn kể cả khi tải thấp (không giống trong bài giới thiệu của anh Susu, chắc số đen mua phải con có fan lởm).
(Ảnh 8) Tụ lọc đầu ra DC
Tụ lọc đầu ra DC cũng khá đầy đủ, hầu hết của CapXon và TEAPO, lác đác 1-2 con VENT, tuy nhiên điện dung hơi nhỏ nhưng vẫn chấp nhận được với 1 PSU 230W (Ảnh 8)
Khi đối chiếu 2 mặt thì phát hiện ra 2 đường +12V được chập lại với nhau, tứcGE-500 là PSU single rail chứ không như trên nhãn (điều này không chỉ FSP mà 1 số hãng tên tuổi khác cũng đã và đang làm với 1 số PSU của mình, vd Cooler Master Elite 460W). Điều này không xấu, ngược lại thì ta lại không sợ bị quá tải cục bộ trên đường +12V2 chỉ với 8A theo trên nhãn.
(Ảnh 9) IC Điều khiển công suất
(Ảnh 10) IC PS113 có chức năng theo dõi và bảo vệ (Có 3 chức năng chính là bảo vệ quá áp, ngắn mạch, tạo tín hiệu PWR_GOOD)
Canon EF 70-200mm f/4L IS USM
Canon EOS 1000D (Rebel XS / Kiss F)
Giới thiệu:
">
">Canon EOS 1000D có vẻ bề ngoài giống hệt 450D.
Ảnh: Reghardware..
Trở lại cuối năm trước, khi Sony ra mắt VAIO Dou 11, với nhiều tính năng mạnh mẽ, và màn hình HD sắc nét, Sony đã tạo được tiếng vang lớn trong giới công nghệ..
Như chúng ta đã biết Ativ Book 7 hay còn được biết đến với tên gọi Serie 7 Ultra được Samsung giới thiệu ngay trước thềm CES 2013 vừa qua. Nó được coi là mộ..
Về phần test thì có đủ đồ như của anh Susu nên không dài dòng.
Đã test ở 4 mức công suất 56 - 122 - 168 - 226 W đầu ra tương đương 76-155-220-290 W đầu vào, hiệu suất tương đương tại 4 mức là 73.6-78.6-76.5-77.7% (còn kém chuẩn 80+ khá nhiều)
Vì không có mạch PFC nên cosφ chỉ khoảng 0.54-0.57, nếu không dùng bộ lưu điện UPS thì không cần quan tâm đến điều này làm gì.
Cả 4 mức test đều dồn phần lớn vào đường +12V hợp với các bộ máy mới bây giờ.
Hiệu điện thế đo được có sai số khá nhỏ, nhiều nhất chỉ khoảng +/- 3% so với chuẩn +/- 5%.
Test ngắn mạch trên cả 3 đường chính thì PSU tự động tắt và vẫn chạy lại được OK
Bài viết tương tự
Canon EOS 1000D (Rebel XS / Kiss F) Review
Đánh giá chi tiết Sony Duo 13 : Máy tính bảng lai với kiểu dáng trượt độc đáo
Đánh giá chi tiết Samsung Ativ Book 7 : Chiếc máy cao cấp cuối cùng của thế hệ chíp Ivy Bridge